CDN là gì? Nên hay không việc sử dụng CDN cho website

CDN là gì? Nên hay không việc sử dụng CDN cho website

 

CDN là gì nên hay không việc sử dụng CDN cho website

Thuật ngữ CDN hay Content delivery network là một thuật ngữ rất quen thuộc trong nhiều lĩnh vực website hay băng thông máy chủ. Vậy bạn đã hiểu rõ CDN là gì? hay Có nên sử dụng dịch vụ này trong thiết kế website của bạn? Trong bài viết này Webo sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn nhé!

1.CDN là gì?

 

CDN là gì

CDN là cụm từ viết tắt của Content Delivery Network, tạm dịch là “mạng lưới phân phối nội dung”. Một hệ thống máy chủ trên toàn cầu có chức năng sao lưu các nội dung tĩnh bên trong website, sau đó phân tán dữ liệu đó ra nhiều máy chủ khác (được gọi là PoP – Points of Presence) và từ các PoP truyền tới cho người dùng khi họ truy cập vào website. 

Với hệ thống nhiều máy chủ được đặt tại nhiều nơi trên thế giới, qua đó sẽ giúp tối ưu tốc độ website cho người dùng truy cập, giúp cải thiện chất lượng cho website.

Vậy việc sử dụng và không sử dụng CDN có gì khác biệt?

Không sử dụng CDN

 

Khi người truy cập vào một trang web và xem một tập tin không có CDN, thì người đó đã gửi một yêu cầu thẳng đến máy chủ của website để có thể truy cập tập tin đó.

Sử dụng CDN

 

Ngược lại khi người dùng truy cập website có sử dụng dịch vụ này và xem một tập tin bất kỳ thì những gì người dùng xem là nội dung được phân phối bởi PoP CDN gần nhất.

2.Phân loại CDN

Pull HTTP/Static

Bạn cần khai báo tên miền của website cần sử dụng CDN hoặc IP của máy chủ. Sau đó, PoP CDN sẽ tự động truy cập vào website của bạn và thực hiện sao lưu các nội dung của web như hình ảnh, flash, video,… Tiếp theo, bạn có thể truy cập một tập tin nào đó trên website với đường dẫn CDN mà họ cung cấp hoặc sử dụng một tên miền riêng cho CDN.

POST/PUSH/PUT/Storage

Có nhiều tên gọi khác nhau nhưng có một điểm chung là bạn sẽ tải lên máy chủ nhà cung cấp các nội dung cần phân phối qua một số phương thức như FTP, HTTp,…. Với phương thức phân phối này, bạn có thể tiết kiệm được không gian lưu trữ trên máy chủ.

Streaming

Phương thức này giúp CDN phân phối nội dung streaming từ máy chủ và sau đó nó phân phối lại cho người dùng xem để tiết kiệm băng thông từ máy chủ streaming gốc và bạn cũng có thể tải thẳng nội dung streaming lên máy chủ CDN.

3.Ưu điểm của việc sử dụng dịch vụ CDN

  • Tiết kiệm băng thông cho máy chủ gốc: máy chủ gốc sẽ chỉ tốn băng thông cho một lần xử lý chấp nhận request từ các PoP CDN. Trừ trường hợp các bản lưu nội dung trên CDN bị xóa thì các PoP sẽ tiến hành lấy nội dung lần nữa thì mới tốn thêm.
  • Tăng tốc lượt truy cập: PoP CDN sẽ giúp website bạn được truy cập nhanh hơn đối với người dùng ở xa máy chủ của website và càng có nhiều PoP thì càng có lợi trong việc tăng tốc website toàn cầu.
  • Tiết kiệm dung lượng: dung lượng lưu trữ cho máy chủ sẽ được tiết kiệm nếu bạn sử dụng phương thức Push CDN và upload dữ liệu lên thẳng máy chủ CDN. Tuy nhiên để an toàn bạn nên lưu lại nội dung ở một nơi nào đó đề phòng dịch vụ có vấn đề.
  • Tiết kiệm chi phí: Chi phí tiết kiệm ở đây là chi phí băng thông thay vì bạn mua thêm băng thông ở host.

4.Nên hay không khi sử dụng dịch vụ CDN cho website

Nên hay không khi sử dụng dịch vụ CDN cho website

CDN có rất nhiều lợi ích khi sử dụng và là một trong những yêu cầu mà nhiều website cần có. Tuy nhiên không phải trang web nào cũng cần thiết sử dụng, CDN chỉ thực sự phát huy tác dụng khi:

  • Máy chủ của website đặt xa người dùng.
  • Lượt truy cập lớn tốn nhiều băng thông.
  • Có nhiều lượt truy cập trên nhiều quốc gia khác nhau.
  • Khi sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver.

Trái lại, trường hợp không cần thiết mà bạn vẫn sử dụng thì sẽ bị phản tác dụng. Không những nó không giúp website nhanh hơn mà còn chậm hơn. Ví dụ máy chủ đặt tại Việt Nam nhưng bạn sử dụng CDN không có Pop tại Việt Nam nên website bạn sẽ chậm hơn vì lúc đó người dùng của bạn sẽ truy cập ở các PoP khác xa hơn so với máy chủ gốc hiện tại nên thành ra chậm hơn.

Những lưu ý khi chọn dịch vụ CDN:

  • Hệ thống Pop: Ưu tiên chọn các dịch vụ CDN có hỗ trợ PoP ở quốc gia mà bạn có nhiều người dùng nhất.
  • Giá cả và hình thức thanh toán: Các dịch vụ CDN hiện nay hỗ trợ hai kiểu thanh toán là dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu (Pay-as-You-Go) hoặc trả phí cố định mỗi tháng để sử dụng theo gói. Nên chọn hình thức thanh toán là pay-as-you-go sẽ tiết kiệm hơn vì mua theo gói có khi bạn không dùng hết.
  • Tốc độ: Kiểm chứng qua việc dùng thử dịch vụ và tiến hành ping tới địa chỉ CDN để xem nó có thật sự tối ưu tốc độ không.

5.Một số tài nguyên CDN miễn phí

CloudFlare

CLoudFlare là một dịch vụ proxy có hỗ trợ miễn phí phổ biến nhất hiện nay. Với CloudFlare bạn không thể sử dụng domain riêng cho CDN và không thể tải nội dung lên máy chủ CDN của họ nhưng nó sẽ hoạt động bằng cách sử dụng một lớp proxy trung gian cho tên miền. 

Khi người dùng truy cập vào website của bạn thì họ sẽ đi qua một lớp proxy và ở đó nó đã có sẵn CDN để phân phối nội dung trong trang, đường dẫn website không thay đổi.

Photon

Photon là một dịch vụ đặc biệt dành cho người dùng WordPress có cài plugin JetPack. Với chức năng tự động đưa các tập tin hình ảnh trên website về máy chủ CDN của Photon và phân phối cho người dùng để tiết kiệm băng thông và thời gian tải trang.

jsDelivr

jsDelivr là dịch vụ dành cho các thư viện Javascript bạn có thể dùng liên kết CDN của jsDelivr và hỗ trợ lên tới hơn 1650 thư viện khác nhau, gần như mọi thư viện Javascript phổ biến đều có ở đó. Cách sử dụng đơn giản là nhúng tập tin Javascript tới liên kết của họ thay vì tự host.

Google Hosted Library

Tương tự như jsDelivr, bạn có thể sử dụng các liên kết thư viện Javascript trên máy chủ CDN của Google để tiết kiệm băng thông.

 

Trên đây là những thông tin về CDN mà Webo đã tổng hợp được. Hy vọng sau khi có kiến thức, bạn sẽ biết mình có nên sử dụng CDN hay không và hiểu về nó một cách chính xác nhất.

 

 

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x