Entity là một khái niệm quan trọng trong SEO, giúp công cụ tìm kiếm nhận diện và hiểu rõ các thực thể như người, địa điểm, sự vật. Việc tối ưu Entity giúp website tăng độ uy tín, cải thiện thứ hạng trên Google. Cùng Webo tìm hiểu chi tiết về Entity và cách áp dụng hiệu quả qua bài viết này nhé!
Entity là gì?
Entity (thực thể) đóng vai trò giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung và mối quan hệ giữa các thực thể trên web. Bằng cách sử dụng entity, thuật toán của Google có thể phân tích, diễn giải và kết nối thông tin một cách chính xác, từ đó cải thiện khả năng nhận diện và xếp hạng trang web trên công cụ tìm kiếm.
Đối với những người làm SEO, Entity sẽ liên quan đến những khái niệm cơ bản như:

Semantic Web
Semantic Web được biết đến là thế hệ web 3.0, sau thế hệ thứ nhất là những trang HTML thủ công và thế hệ thứ hai là các trang HTML động. Semantic Web không phải là web riêng biệt mà là một sự mở rộng của trang web hiện tại nhằm giúp tin tức được xác định ý nghĩa một cách tốt hơn.
Tận dụng những yếu tố từ Semantic Web, kỹ thuật xây dựng Entity sẽ giúp cho Google có được một cơ sở dữ liệu về lĩnh vực SEO. Biến doanh nghiệp bạn thành 1 thương hiệu thực và lớn trong Google, cùng với đó là giúp Google hiểu rõ nội dung website của bạn
Metaweb
Metaweb là một công ty phát triển cơ sở dữ liệu dựa trên cơ sở Semantic Web – Một cơ sở dữ liệu mở và chia sẻ kiến thức của thế giới. Năm 2010, với mong muốn phát triển lớn mạnh hơn, Google đã mua lại và xâm nhập Metaweb vào trong bộ máy tìm kiếm của nó. Với mục đích để làm nền tảng hoạt động cho Google Knowledge Graph và thuật toán Hummingbird
Google Knowledge Graph
Google Knowledge Graph hay còn gọi là Sơ đồ tri thức đơn giản là một cơ sở dữ liệu thu thập hàng tỷ dữ liệu về từ khóa mà người dùng tìm kiếm trên Internet mỗi ngày và ý nghĩa đằng sau từ khóa ấy.
Với Google Knowledge Graph, Google có thể kết nối sự kiện, sự vật, sự việc, con người và địa điểm với nhau. Từ đó, kết quả tìm kiếm được kết nối với nhau chính xác và có liên quan mật thiết.
Entity mang lại lợi ích gì trong SEO?
Entity mang lại một loạt lợi ích to lớn, giúp nâng cao hiệu quả SEO và tạo ra sự khác biệt rõ rệt. Dưới đây là bốn lợi ích chính mà Entity mang lại:
- Đối với website: Entity hoạt động như một “bức tường chắn vững vàng”, củng cố và khẳng định vị thế của website trong mắt Google. Điều này giúp gia tăng độ uy tín của trang web và tạo ra sự tin cậy, khiến website dễ dàng xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm.
- Đối với thương hiệu: Thương hiệu sẽ được nhận diện rõ ràng và quảng bá rộng rãi thông qua Entity. Khi thương hiệu của bạn được định danh rõ ràng trên internet, khách hàng sẽ dần nhận thức và tin tưởng hơn. Đây là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu nổi bật, và Google sẽ ưu tiên các thương hiệu có uy tín và được người tiêu dùng tin chọn.
- Đối với con người: Entity Person, như Author hoặc Founder, giúp Google xác định người đứng sau trang web, đồng thời khẳng định chuyên môn và uy tín của người tạo ra nội dung. Điều này góp phần quan trọng trong việc cải thiện website nhờ vào thuật toán E-A-T (Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness) của Google, giúp gia tăng sự tín nhiệm và độ tin cậy.
Quy trình tạo Entity trong SEO
Quy trình tạo Entity trong SEO là một chiến lược nâng cao giúp Google và các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung, chủ đề, và mối liên hệ giữa các thông tin trên website của bạn. Dưới đây là quy trình từng bước để tạo Entity trong SEO, đặc biệt phù hợp nếu bạn đang xây dựng thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp hoặc chủ đề cụ thể (như du lịch, web, giáo dục…):
Bước 1: Xác định chủ đề và thực thể cốt lõi (Core Entity)
Xác định chủ đề chính bạn muốn xây dựng Entity (ví dụ: thiết kế website Đà Nẵng, du lịch Đà Nẵng, dịch vụ SEO, thương hiệu Webo.vn). Chủ đề chính cần là trọng tâm hoạt động của thương hiệu, hoặc một chủ đề có tính chuyên sâu, dài hạn, dễ mở rộng nội dung, dễ xây dựng độ tin cậy.
Liệt kê các thực thể liên quan (sub-entities):
- Dịch vụ liên quan, sản phẩm, địa điểm, chuyên gia, công nghệ sử dụng.
- Đảm bảo chủ đề có độ nổi bật, khác biệt, liên quan đến nhu cầu người tìm kiếm:
- Kiểm tra lượng tìm kiếm (search volume) và mức độ cạnh tranh trên Google Trends, Ahrefs, Keyword Planner.
- Tập trung vào giá trị thật mà chủ đề mang lại cho người dùng: giải pháp, hướng dẫn, trải nghiệm thực tế,…
- Ưu tiên những gì có thể chứng minh, đo lường hoặc thể hiện bằng nội dung.
Ví dụ: Webo.vn là một đơn vị thiết kế website → các thực thể liên quan gồm: WordPress, giao diện UX, Local SEO, tốc độ tải trang…
Bước 2: Tạo nội dung có cấu trúc & ngữ nghĩa rõ ràng (Semantic Content)
Xây dựng Content Pillar (Trang trụ cột – nội dung tổng quan, bao quát)
- Đây là trang chủ đề lớn, đại diện cho thực thể chính mà bạn muốn xây dựng.
- Nội dung cần có chiều sâu, rõ ràng, có cấu trúc tốt, giải thích toàn diện về chủ đề.
- Mục tiêu: giúp Google hiểu bạn là chuyên gia về chủ đề đó, và tạo nền tảng cho các nội dung con liên kết vào.
Phát triển hệ thống Topic Cluster (Các bài viết con liên quan chặt đến chủ đề chính)
- Mỗi bài viết là một chủ đề phụ, đi sâu vào từng khía cạnh chi tiết của Content Pillar.
- Dạng bài phổ biến: FAQ chuyên sâu, Quy trình, So sánh, Hướng dẫn, Đánh giá / Case Study
Tăng chiều sâu ngữ nghĩa (Semantic SEO) trong mỗi bài viết sử dụng:
- Từ khoá liên quan và đồng nghĩa (LSI keywords):
- Thuật ngữ chuyên ngành:
- Tên công nghệ hoặc công cụ thật: WordPress, Flatsome, Google Search Console…
=> Điều này giúp Google hiểu đúng ngữ cảnh, đồng thời tăng độ tin cậy khi phân tích nội dung theo hướng entity-based.
Chèn liên kết nội bộ chiến lược (Internal Linking)
- Liên kết về Content Pillar bằng từ khoá liên quan
- Liên kết chéo với các bài cluster khác khi có mối liên hệ
- Anchor text nên tự nhiên nhưng có nhắc đến thực thể chính hoặc từ khóa mục tiêu.
Ví dụ: Trang “Thiết kế web chuẩn SEO tại Đà Nẵng” sẽ liên kết tới các bài: “Giao diện UX tốt nhất 2024”, “So sánh WordPress và Webflow”, v.v.
Bước 3: Tối ưu Entity với Schema và hệ sinh thái ngoài trang
Gắn Schema Markup phù hợp để đánh dấu thông tin có cấu trúc:
- Organization, LocalBusiness, Person, Service, FAQ, HowTo,…
- Dùng plugin như Rank Math, Yoast SEO, Schema Pro để cài dễ dàng.
Xây dựng hồ sơ thương hiệu trên nền tảng bên ngoài:
- Google Business Profile, LinkedIn, About.me, Crunchbase, Facebook Page,…
- Đăng bài PR, blog, báo chí để tăng độ phổ biến (Brand Mention).
- Nếu có thể, tạo Entity trên Wikidata, Wikipedia.
Bước 4: Xây dựng độ tin cậy và xác thực thực thể (Trust & Authority)
Tạo liên kết từ nguồn uy tín (backlink chất lượng, báo chí, website liên quan lĩnh vực).
Tăng tín hiệu thương hiệu (Entity Signals):
- Review thật từ người dùng.
- Nhắc tên thương hiệu trên các diễn đàn, blog, social.
Kiểm tra và theo dõi Entity bằng các công cụ:
- Google Knowledge Graph Search API
- InLinks, Kalicube, WordLift (dành cho SEO entity nâng cao)
Việc tích hợp Entity vào chiến lược seo không chỉ nâng cao độ uy tín mà còn giúp website dễ dàng thăng hạng trên các công cụ tìm kiếm. Do vậy, bạn cần hiểu và áp dụng entity đúng cách sẽ là yếu tố quan trọng để cải thiện hiệu quả SEO lâu dài. Tham khảo thêm các kiến thức hữu ích cho website tại Webo.vn bạn nhé!