Top 5+ chiến lược tối ưu Internal link tăng hiệu quả SEO

Top 5+ chiến lược tối ưu Internal link tăng hiệu quả SEO

Trong thế giới của SEO, internal link không chỉ là cách điều hướng người dùng mà còn đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao thứ hạng tìm kiếm của trang web. Một cấu trúc liên kết nội bộ được tối ưu không chỉ giúp công cụ tìm kiếm như Google hiểu rõ hơn về nội dung của bạn mà còn giúp người dùng dễ dàng khám phá các trang quan trọng trên website. Trong bài viết này, hãy cùng webovn sẽ đi sâu vào tầm quan trọng của liên kết nội bộ, cách tối ưu chúng để cải thiện SEO và tăng cường trải nghiệm người dùng từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của website.

Internal link là gì?

Internal link hay còn gọi là liên kết nội bộ là các đường dẫn kết nối các trang khác nhau trên cùng một website. Khi bạn nhấp vào một liên kết nội bộ, bạn sẽ được dẫn đến một trang khác nằm trong cùng tên miền. Đây là yếu tố quan trọng giúp người dùng điều hướng giữa các trang từ đó khám phá thêm nội dung liên quan, đồng thời giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu rõ cấu trúc của website và đánh giá mức độ quan trọng của từng trang.

Internal link là gì?
Internal link có đường dẫn kết nối với các trang khác trên cùng trang web

Tại sao liên kết nội bộ quan trọng đối với SEO?

Liên kết nội bộ đóng vai trò cốt lõi trong chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) bởi chúng không chỉ giúp người dùng điều hướng dễ dàng mà còn cung cấp thông tin quý giá cho Googlebot về cấu trúc website và mức độ quan trọng của từng trang. Việc tối ưu hóa liên kết nội bộ có thể giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm và nâng cao trải nghiệm người dùng.

  • Cải thiện thứ hạng tìm kiếm (SERP): Liên kết nội bộ tạo ra mạng lưới kết nối giữa các trang quan trọng, giúp Googlebot xác định được trang nào có giá trị cao và cần được ưu tiên xếp hạng. Nếu bạn sử dụng liên kết nội bộ hợp lý và dẫn đến các trang có nội dung chất lượng, các trang này sẽ được hưởng lợi từ giá trị SEO tổng thể của website,hay còn gọi là link juice.
  • Giảm độ sâu của trang web: Độ sâu của một trang web được xác định dựa trên số lượng lần nhấp chuột mà người dùng (hoặc Googlebot) cần thực hiện để truy cập vào một trang cụ thể từ trang chủ. Nếu một trang bị chôn sâu trong cấu trúc website, nghĩa là cần nhiều liên kết để đến trang đó, nó sẽ có ít cơ hội được Googlebot crawl và xếp hạng cao. Bằng cách sử dụng liên kết nội bộ hợp lý, bạn có thể giảm độ sâu của trang, giúp Googlebot và người dùng truy cập nhanh hơn vào các trang quan trọng.
  • Tăng cường trải nghiệm người dùng: Khi liên kết nội bộ được sử dụng hiệu quả, người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy các bài viết, thông tin liên quan mà không phải quay lại trang chủ để tìm kiếm. Điều này không chỉ giữ chân họ lâu hơn mà còn tăng khả năng tương tác và chuyển đổi trên trang.

Chiến lược tối ưu hóa link nội bộ chuẩn SEO

Để sử dụng internal link một cách hiệu quả và tối ưu nhất bạn cần phải biết cách thiết lập liên kết nội bộ đúng cách. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp một số yếu tố để bạn có thể triển khai và tối ưu internal Link một cách thật tự nhiên và mang lại hiệu quả cao.

1. Tạo internal link đến các trang liên quan

Hãy ưu tiên tạo liên kết đến các trang có nội dung liên quan để đảm bảo sự liên kết giữa các bài viết trên website. Điều này không chỉ cung cấp giá trị hữu ích cho người dùng mà còn hỗ trợ tốt hơn cho việc khám phá thông tin. Ngoài ra, các liên kết này cũng giúp các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu hiệu quả hơn, hiểu rõ thông điệp mà website muốn truyền tải, từ đó tăng tốc quá trình lập chỉ mục và cải thiện khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

2. Đặt liên kết nội bộ đến các trang có lượng truy cập cao

Hãy tận dụng các trang có lượng truy cập cao bằng cách đặt liên kết nội bộ dẫn đến những trang mới hoặc trang sản phẩm/dịch vụ của bạn. Chiến lược này không chỉ giúp điều hướng người dùng đến các trang có khả năng chuyển đổi tốt hơn mà còn hỗ trợ SEO, gia tăng sức mạnh cho các trang mới và đồng thời giảm thiểu tỷ lệ thoát trang.

3. Tập hợp sức mạnh liên kết nội bộ về trang chủ

Trang chủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vị trí cao trên các trang tìm kiếm như Google, cũng như trong các chiến lược quảng cáo trực tuyến khác. Nếu trang chủ mạnh mẽ thì sẽ tạo ra sức hút mạnh mẽ cho toàn bộ website. Ngược lại, nếu trang chủ không mạnh mẽ thì các trang con chỉ có thể giúp ích ít.

Vậy làm thế nào để biến trang chủ của bạn trở thành một chiến binh mạnh mẽ, đứng vững trên con đường đua vị trí cao trên các trang tìm kiếm? Cách hiệu quả nhất là tận dụng các đường link nội bộ để tăng cường sức mạnh của trang chủ. Trong mọi trường hợp, hãy cố gắng chèn các liên kết nội bộ một cách tự nhiên và hợp lý. Đừng ép buộc việc chèn liên kết mà làm cho nội dung trở nên rối ren và khó hiểu đối với người đọc.

4. Đa dạng hóa Anchor text

Anchor text thường được đặc trưng bởi việc in đậm, tô màu và được kết nối với các liên kết nội bộ… Đây là yếu tố mà chúng tôi đã có nhắc ở trên vì đây cũng là nội dung quan trọng giúp link nội bộ của bạn đạt hiệu quả nhiều hơn. Việc này giúp kích thích sự quan tâm của người dùng để họ chuyển đến các trang liên kết phụ mà website muốn hướng họ đến. Vì vậy ngoài việc sử dụng từ khóa chính thì bạn cũng nên sử dụng từ khóa phụ mở rộng của chủ đề làm Anchor text.

Khi viết nội dung, bạn nên đảm bảo rằng các Anchor text được sử dụng một cách tự nhiên và phù hợp với ngữ cảnh của văn bản. Chúng không nhất thiết phải là từ khóa SEO nhưng cần phải liên quan chặt chẽ đến nội dung được liên kết để Bot của Google có thể đánh giá chính xác. Đồng thời, việc đa dạng hóa Anchor text cũng giúp cấu trúc nội dung của trang web phong phú, hoàn chỉnh và mạch lạc.

5. Số lượng liên kết nội bộ hợp lý

Bạn cần phải xác định số lượng link nội bộ ở mức độ phù hợp. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì với những nội dung có lượng từ 1000 chữ thì bạn nên chèn từ 3 đến 5 link là tốt nhất, không nên chèn quá ít hoặc quá nhiều sẽ gây rối mắt người dùng. Bạn chỉ cần nhớ các quy tắc sau đây khi đặt link trên web:

  • Đặt liên kết về trang chủ.
  • Đặt liên kết trỏ về các danh mục chứa nó và danh mục khác.
  • Đặt liên kết về bài viết trước và sau nó.
  • Đặt liên kết nội bộ về chính nó.

Tuân thủ quy tắc phân bổ đường link nội bộ như đã mô tả sẽ giúp website của bạn xây dựng một mạng lưới liên kết mạch lạc, logic giữa các trang. Điều này không chỉ tăng cường sự đáng tin cậy của website mà còn giúp cải thiện thời gian index. Tuy nhiên, không nên đặt các liên kết nội bộ một cách quá mức. Các internal link trên không phỉa đều có thể đặt hết vào mọi bài viết mà bạn cần phải nắm bắt được hành vi của người dùng rồi mới cung cấp cho họ những thông tin thật sự hữu ích mà họ đang tìm kiếm trong nội dung. Hãy lựa chọn các trường hợp phù hợp và có ý nghĩa để đặt liên kết.

Sử dụng số lượng internal link hợp lý
Áp dụng quy tắc chung về trỏ link nhưng không phải bài viết nào cũng phải chứa hết các loại internal li

6. Dùng Internal Link menu ở đầu website

Việc đặt hệ thống liên kết nội bộ ở phần menu và đặt nó ở đầu trang web là một chiến lược hiệu quả. Điều này giúp làm nổi bật các danh mục chính của website, giúp người dùng dễ dàng theo dõi và tương tác. Các menu này cũng phản ánh nội dung chính của trang web và giúp Google thu thập thông tin về các nội dung của bạn một cách dễ dàng hơn.

Xây dựng Internal link ở đầu website
Xây dựng Internal link ở đầu website giúp người dùng dễ theo dõi

7. Sử dụng internal Link ở Footer website

Một chiến lược nữa mà bạn nên xem xét là việc tích hợp các liên kết nội bộ vào phần Footer của trang web. Phần Footer yêu cầu bạn phải hiển thị các thông tin quan trọng nhất về sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp của bạn.

Để làm điều này, bạn có thể sử dụng các mục như giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ/doanh nghiệp, các chương trình khuyến mãi, các chính sách hỗ trợ và tư vấn, thông tin liên hệ và điều khoản. Bằng cách này, bạn có thể tạo lòng tin từ phía khách hàng và hướng họ đi theo hướng mà bạn muốn thông qua hệ thống liên kết nội bộ. Mặc dù việc xây dựng liên kết nội bộ ở phần Footer không nhận được sự chú ý cao như việc đặt chúng ở vị trí đầu trang nhưng đó vẫn là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa trang web của bạn.

Xây dựng link nội bộ dưới Footer của trang we
Xây dựng link nội bộ dưới Footer của web

8. Hiển thị thanh điều hướng (Breadcrumb)

Thanh điều hướng (Breadcrumb) là một phần không thể thiếu của một trang web, thường được đặt dưới menu chính và hiển thị các thư mục cha của bài viết. Mỗi thư mục chứa nhiều bài viết khác cùng chủ đề, giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm và tham khảo thông tin.

Không hiển thị thanh điều hướng sẽ là một thiếu sót lớn, vì nó cung cấp các liên kết nội bộ đến các thư mục khác nhau trong cùng trang web. Điều này giúp người đọc dễ dàng khám phá và theo dõi các bài viết liên quan đến chủ đề mà họ quan tâm.

Tối ưu internal link- Hiển thị thanh điều hướng
Hiển thị thanh điều hướng giúp người đọc dễ dàng khám phá các bài viết liên quan

9. Sử dụng Follow Link

Cả thẻ meta robots và tệp robots.txt đều giúp chủ sở hữu trang web kiểm soát quyền truy cập của các trình thu thập thông tin tìm kiếm đến các trang trên trang web. Vì vậy, nếu bạn muốn đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm có thể khám phá các trang trên trang web của mình, hãy sử dụng “follow links” để chúng có thể theo dõi các liên kết và khám phá các trang mới trong trang web. Follow link không chỉ giúp đảm bảo sự hiện diện của các trang cho công cụ tìm kiếm mà còn là một công cụ hữu ích trong việc xây dựng cấu trúc liên kết nội bộ, đặc biệt là trong các chiến dịch content marketing.

Sử dụng thuộc tính Follow link
Sử dụng Follow link để bot Google có thể theo dõi các liên kết và khám phá các trang mới trong trang web

10. Sử dụng link deep

Thay vì chỉ dẫn người dùng đến các trang chính như trang chủ hay trang liên hệ, chúng tôi đề xuất khám phá các cơ hội mới bằng cách sử dụng các liên kết “deep” trong cấu trúc trang web của bạn. Điều này có nghĩa là thiết lập các liên kết đến các trang nội bộ khác để tăng cường giá trị SEO toàn diện của web.

Quá trình này sẽ đảm bảo rằng cả công cụ tìm kiếm và người dùng đều có thể khám phá và truy cập các trang khác nhau trên trang web của bạn, tạo ra một trải nghiệm tốt hơn cho việc duyệt và tiêu thụ nội dung.

11. Sử dụng liên kết tự nhiên không spam

Khi bạn thêm liên kết nội bộ vào bài viết, điều đó gửi một thông điệp cho độc giả rằng nội dung của liên kết đó cũng đáng chú ý. Hãy dành chút thời gian để nhấp vào liên kết và khám phá thêm thông tin. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng các liên kết nội bộ bạn thêm vào mang lại giá trị cho độc giả và liên quan đến chủ đề của trang mà họ đang truy cập. Chỉ khi đó, họ mới sẵn lòng dành thêm thời gian và tương tác nhiều hơn trên trang web của bạn.

Dưới đây là một số lưu ý mà chúng tôi đã rút ra được trong quá trình thực hiện các dự án SEO thực tế. Bạn có thể tham khảo để áp dụng cho mình:

  1. Không đặt liên kết vào các biểu mẫu yêu cầu gửi và hộp tìm kiếm nội bộ trên web.
  2. Không áp dụng thuộc tính “nofollow” cho các liên kết nội bộ.
  3. Tránh sử dụng Anchor text chung chung như “Tại đây”, “Xem ngay”, “Nhấp vào đây” và tương tự.
  4. Không sử dụng cùng một Anchor text để liên kết đến hai URL khác nhau.
  5. Ưu tiên liên kết đến các trang có lượng traffic organic cao và tỷ lệ chuyển đổi cao.
  6. Phân bổ đa dạng anchor text một cách hợp lý để tránh tình trạng tối ưu hóa quá mức.
  7. Nếu sử dụng liên kết xem thêm, hãy sử dụng full title làm Anchor text.
  8. Mỗi bài viết nên có từ 3 đến 5 liên kết nội bộ.
  9. Chèn liên kết vào từ khóa chính xác và loại bỏ các khoảng trắng, kí tự đặc biệt như dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy ở cuối câu.

Các mô hình SEO link nội bộ hiệu quả hiện nay

Hiện nay có ba mô hình liên kết nội bộ hiệu quả trong SEO mà bạn có thể áp dụng:

  • Mô hình Kim Tự Tháp: Liên kết từ trang chủ đến các danh mục con và ngược lại, tạo cấu trúc rõ ràng cho website, thường áp dụng cho các trang có nhiều danh mục và tập trung vào một trang chính.
  • Mô hình Bánh Xe: Tối ưu cho nhiều từ khóa khác nhau, các trang con liên kết với nhau theo dạng vòng tròn. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi nhiều thời gian tối ưu và có thể gây khó khăn cho Googlebot trong việc tìm kiếm các trang đích.
  • Mô hình Silo: Phổ biến nhất hiện nay, Silo tập trung vào việc nhóm nội dung có liên quan theo chủ đề chính và phụ, giúp Google dễ hiểu nội dung và cải thiện thứ hạng. Mô hình này hiệu quả trong việc tiết kiệm thời gian, ngân sách và thân thiện với Googlebot.
Các mô hình SEO link nội bộ
Các mô hình SEO link nội bộ phổ biến

Các vấn đề thường gặp ảnh hưởng đến chất lượng Internal Link

Khi triển khai làm link nội bộ, bạn sẽ thấy có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của link nên phải liên tục kiểm tra và hiệu chỉnh. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp:

  • Liên kết bị hỏng, 404 Not Found: Trường hợp này còn gọi là liên kết gãy là một dạng liên kết trả về kết quả 404. Nó xảy ra khi bạn xóa một nội dung bất kỳ trên web mà không chuyển hướng liên kết đó đến bài viết liên quan thích hợp khác. Khi người dùng truy cập vào các trang này và truy cập vào trên công cụ tìm kiếm sẽ dẫn đến trang web không tồn tại gây trải nghiệm không tốt cho khách hàng. Bạn nên bỏ liên kết đó hoặc thay thế bằng một link trở đến một trang liên quan thích hợp (Ridirect 301).
  • Link chuyển hướng hoàn toàn: Truyền liên kết nội bộ thông qua chuyển hướng hoàn toàn (redirect 301) có thể giảm ngân sách thu thập dữ liệu, đặc biệt là đối với các website lớn. Ví dụ, bạn thực hiển lệnh chuyển hướng hoàn toàn từ URL A sang URL B, trong khi vẫn còn các trang/ bài viết liên kết nội bộ đến URL A. Khi người dùng nhấp vào liên kết cũ sẽ chuyển hướng sang URL mới là B. Chuyển hướng này khiến thời gian tải trang chậm và giảm trải nghiệm người dùng. Thay vào đó, bạn nên cập nhật các liên kết nội bộ để dẫn người dùng và công cụ tìm kiếm trực tiếp đến trang đích. Đồng thời, nếu các chuyển hướng vẫn đang thu hút lượng truy cập đáng kể từ các nguồn khác, bạn cũng nên xem xét việc loại bỏ chúng.
  • Link không thể thu thập thông tin: URL chưa chính xác khiến truy cập bị lỗi và không thu thập được thông tin. Bạn nên kiểm tra lại URL xem link sai ở đâu.
  • Quá nhiều internal link trên một trang: Trên thực tế, không có quy định cụ thể về số lượng liên kết trên một trang. Tuy nhiên, việc có quá nhiều liên kết nội bộ có thể làm cho trang web của bạn trở nên quá tải, gây ảnh hưởng đến chất lượng trang. Khi kiểm tra bằng bảng báo cáo website, nếu bạn phát hiện rằng có quá nhiều liên kết nội bộ, có thể sẽ bị đánh dấu. Bạn nên thực hiện kiểm tra website và kiểm tra các trang có nhiều hơn 3000 liên kết thì tiến hành xoá chúng.
  • Thuộc tính Nofollow: Các liên kết Nofollow hoặc liên kết sử dụng thuộc tính này nhằm mục đích là thông báo với Google về độ thẩm quyền không được chuyển giao tới trang được liên kết. Thực tế, thuộc tính Nofolow này sẽ làm hạn chế các con Bot của Google quét qua website của bạn. Chỉ nên áp dụng thuộc tính Nofollow cho các liên kết Outside với mục đích cung cấp nguồn tham khảo và thông tin hữu ích cho người đọc mà không muốn chuyển độ uy tín của mình đến các website khác. Vì vậy bạn cần xóa thuộc tính này ra khỏi các link nội bộ để khắc phục tình trạng này.
  • Chuyển hướng theo chuỗi và vòng lặp: điều này xảy ta khi có nhiều hơn một lệnh chuyển hướng tồn tại giữa URL gốc và URL cuối. Khi người dùng truy cập vào url sẽ chuyển hướng hai lần giảm thời gian tải trang. Vòng chuyển hướng cũng xảy ra khi không thể tiếp cận được trang đích do chuyển hướng liên tục. Điều này gây ra trải nghiệm k tốt cho người dùng và làm bot của Google không thể thu thập thông tin từ trang đó.

Tóm lại, tối ưu liên kết nội bộ giúp tăng cường trải nghiệm người dùng và cải thiện hiệu suất SEO của trang web. Bằng cách kết hợp một chiến lược nội dung rõ ràng và một cấu trúc liên kết logic, chúng ta có thể tạo ra một mạng lưới liên kết nội bộ mạnh mẽ, giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tìm thấy thông tin một cách hiệu quả. Điều quan trọng là không chỉ tạo ra các liên kết nội bộ để gắn kết các trang lại với nhau mà còn phải đảm bảo tính liên quan và hữu ích của chúng đối với người đọc. Việc sử dụng từ khoá phù hợp và mô tả chính xác sẽ giúp tăng cường cả trải nghiệm người dùng và khả năng đánh giá của công cụ tìm kiếm.

Việc SEO như thế nào cho hiệu quả đòi hỏi rất nhiều yếu tố và SEOer phải có kiến thức mới có thể mang lại kết quả. Nếu bạn đang cần một đơn vị hỗ trợ dịch vụ seo tại đà nẵng có hay liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0905 93 92 99 để được nhận sự tư vấn, báo giá nhanh chóng nhất.

Share this article
Facebook
Twitter
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ĐĂNG NHẬP

ĐĂNG KÝ