Google Index là gì? Những bí kíp index backlink/URL chưa từng được tiết lộ

Google Index là tập hợp các thông tin cụ thể được sắp xếp theo một quy luật cụ thể nào đó nhằm mục đích giúp người dùng tra cứu thông tin trở nên dễ dàng hơn. Tùy từng mức độ thông tin mà quá trình index có thể bị chia nhỏ theo các chuyên mục, chủ đề nhưng vẫn được sắp xếp theo quy luật cụ thể.

Qua bài viết dưới đây, Webo sẽ bật mí tất tần tật những thông tin cơ bản về Google Index để các bạn có thể xử lí nhanh chóng và dễ dàng hơn nhé.

Google Index là gì

Google Index là gì?

Khái niệm

Đối với những người làm SEO, Google Index là khái niệm không còn xa lạ trong việc tìm kiếm và phân tích thông tin của Google mà trình chính là các công cụ tìm kiếm này quét và đánh giá các trang web dựa trên nội dung mà người dùng đang tìm kiếm.

Có thể hiểu, Index là tập hợp các thông tin cụ thể được sắp xếp theo một quy luật cụ thể nào đó nhằm mục đích cho việc tra cứu thông tin trở nên dễ dàng hơn. Tùy theo mức độ thông tin mà quá trình index có thể bị chia nhỏ theo các chuyên mục, chủ đề nhưng vẫn được sắp xếp theo quy luật cụ thể.

Dựa trên quá trình như vậy, Google sẽ lưu lại kết quả tìm kiếm nhằm mục đích so sánh sau đó đánh giá mức độ uy tín, độ tin cậy của dữ liệu đó.  Khi dữ liệu thuộc website của bạn được quét qua và đánh giá với tần suất càng nhiều thì dữ liệu đó càng có khả năng được oogle đánh giá và xếp hạng Top trên các thanh công cụ tìm kiếm

Bí kíp Index backlink/URL chưa từng được tiết lộ

Sử dụng Google Search Console

Đối với các URL trên trang web, nếu là dạng website có Trust site sẵn và có lượt truy cập thì sẽ tự index và index rất nhanh chỉ sau mấy giây hoặc mấy phút khi công khai bài viết. Do site có trust và traffic rồi thì Bot của Google sẽ thường trực thường xuyên trong site nhiều hơn, crawl dữ liệu và index nhanh hơn.

Đối với các site mới chưa có trust hay traffic thì các bạn đăng bài xong sẽ rất lâu mới index, để tự nhiên thậm chí không index và phải lập chỉ mục bằng Google search Console và gửi Sitemap cho Console để Goolge nắm được cấu trúc trang

Các bạn có thể tiến hành qua 4 bước:

Bước 1: Truy cập Search Console: https://search.google.com/search-console (Console đã verify website rồi nhé, chưa verify thì Google đọc cách add website vào search console)

Bước 2: Gửi sitemap.xml hoặc sitemap_index.xml vào mục sơ đồ trang web của Google Search Console. Muốn biết sitemap của bạn là gì thì gõ vào trình duyệt web: tên website/sitemap.xml hoặc tên website/sitemap_index.xml ( Cái sitemap_index.xml là khi dùng Yoastseo và Rankmath sẽ tự sinh ra trên wordpress). Gửi như ảnh dưới mình báo thành công là được. Nếu lỗi đỏ không được thì khả năng cao là bị chặn sitemap, phải nhờ coder hỗ trợ.

Bước 3: Khai báo File Robots.txt và khai URL sitemap vào file robots.

Bước 4: Sau khi bài đăng lên thì chúng ta sẽ có 1 mã URL, đem copy URL đó vào kiểm tra mọi URL trên thanh công cụ đầu tiên khi vào Console, rồi nhấn Yêu cầu lập chỉ mục và đợi là được. Lần đầu tiên chưa index thì nó sẽ trắng xám, khi nào chuyển sang màu xanh lá cây là đã index.

Sửa các lỗi nofollow phổ biến

1. Trang web có thẻ noindex

Thẻ meta robots noindex là cách bạn nói với Googlebot rằng một trang nào đấy trên website của bạn không nên đánh chỉ mục. Thẻ này được đặt trong phần <head> của website. Thông thường, có 2 thẻ noindex thường xuất hiện, gồm:

  • <meta name=”robots” content=”noindex, nofollow”> => Googlebot không thể tìm kiếm và không thể theo dấu những liên kết trong trang có thẻ này.
  • <meta name=”robots” content=”noindex, follow”> => Trang có thẻ này vẫn có những liên kết theo dấu được, tuy nhiên vẫn sẽ không xuất hiện trong phần kết quả tìm kiếm.

Chỉ cần bỏ thẻ này đi nếu bạn muốn đảm bảo rằng tất cả các trang trên website của bạn được Google Index

2. Chặn index bằng file robots.txt

File robots.txt sẽ loại bỏ file/ thư mục khỏi quá trình thiết lập chỉ mục của Google bằng câu lệnh “disallow”. Qua đó, có 2 dạng câu lệnh “disallow” là:

  • User-agent: *
        Disallow: /directory/ten-file.html => Câu lệnh để loại những file riêng lẻ
  • User-agent: *
            Disallow: /first-directory/
 Disallow: /second-directory/ => Câu lệnh để loại toàn bộ thư mục.

Hãy kiểm tra thật kỹ file robots.txt và loại bỏ nó nếu muốn Google Index các file, thư mục đó và đảm bảo chúng vẫn xuất hiện khi tìm kiếm trên Google.

3. Chặn index bởi file .htaccess

Tệp tin .htaccess là một phần của trang web. Mỗi trang web đều chứa tệp tin này. Đây được xem là file sử dụng rất hiệu quả nếu bạn muốn chặn index của một trang bất kỳ nào. Ngoài ra, tệp tin này còn có rất nhiều công dụng chẳng hạn như bảo vệ thư mục mật khẩu, chuyển hướng người dùng một cách tự động, chỉnh lỗi trang,… Nếu website bạn đang có vấn đề về việc lập chỉ mục Google, có thể kiểm tra tệp tin này. Thông thường, bạn sẽ thấy .htaccess nằm ở thư mục gốc của WordPress, chỉ chứa duy nhất 1 file, không có file mở rộng.

Kiểm tra xem trang đó có Internal Links (Liên kết nội bộ) không

Các trang không có Internal links là những trang không có liên kết nội bộ dẫn đến trang.

Bằng cách thu thập dữ liệu trên web, Google sẽ phát hiện ra nội dung mới, nên họ không thể tìm ra các trang không chứa Internal links. .

Để kiểm tra, hãy thu thập dữ liệu wesite của bạn với iểm tra trang web Ahrefs. Tiếp theo, hãy kiểm tra báo cáo Liên kết đến cho trang Orphan (không có liên kết nội bộ đến):

Orphan pages

Hình trên cho thấy tất cả các trang có thể lập chỉ mục và hiện diện trong sơ đồ website của bạn, tuy nhiên không có liên kết nội bộ nào dẫn đến chúng.

Đăng bài lên PBN hoặc site có traffic

Phương pháp này sử dụng đồng thời 2 vấn đề là dụ bot ở site có traffic vào và tạo backlink đến URL/backlink cần index. Nhưng chủ đạo vẫn là dẫn dụ Bot vào đọc site /bài có traffic.

Ở PBN hoặc site nào có nhiều lượt truy cập, các bạn đi toàn bộ link cần index vào một bài viết mới hoặc đi link vào bài có sẵn rồi cập nhật ngày mới rồi đợi. Cách này index cũng khá nhanh.

Sử dụng Google News

Google news có rất nhiều Bot của Google. Vì bản chất Bot của Google là luôn trực để đọc nội dung tin tức ở các site tin tức. Nên đối với các site có đăng ký Goolge News thì việc index sẽ rất nhanh, dường như chỉ cần post bài lên là sẽ được index luôn.

Tổng kết

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đều đã có lượng kiến thức kha khá về Google Index rồi. Các bạn có thể sử dụng kết hợp các phương pháp trên để trang web của mình đạt chất lượng SEO một cách tốt nhất nhé.

 

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x