Cách viết bài chuẩn SEO (từ cơ bản tới nâng cao) .

Khi dấn thân vào nghề gọi là “content makerting”, có lẽ bạn đã từng nghe đến cụm từ “cách viết bài chuẩn SEO”. Là người xây dựng nội dung, thử thách lớn nhất chính là nội dung viết ra phải tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đồng thời cũng thu hút độc giả.

Không thể phủ nhận một khi website lên top Google, cơ hội tiếp cận tới khách hàng và khách hàng tiềm năng là rất lớn. Và Content là một phần rất quan trọng quyết định sự thành công ấy.

Để phát triển mạnh hoạt động kinh doanh trực tuyến, không đơn giản là “viết nội dung”, mà nội dung cần đạt được 2 điều sau:

  • Giải quyết một vấn đề cụ thể
  • Thu hút end – user (người dùng cuối) là khách hàng, khách hàng tiềm năng, độc giả,…

Vì vậy, đã đến lúc bạn viết và xây dựng cấu trúc nội dung chất lượng!

Nhưng…

  • Bài viết chuẩn SEO là gì?
  • Cấu trúc của một bài viết chuẩn SEO gồm những gì?
  • Làm như nào viết bài chuẩn SEO?

Luôn là những câu hỏi thường trực và cần được giải đáp một cách rõ ràng và cụ thể.

Nếu bạn cũng đang đi tìm câu trả lời thì bài viết sau đây là đáp án dành cho bạn.

Nào, cùng đi tìm hiểu vào vấn đề nào!

1. Thông tin cần nắm khi viết bài chuẩn SEO

Để biết cách viết bài chuẩn SEO, trước hết, bạn cần nắm được những khái niệm về SEO.

SEO viết tắt của từ tiếng Anh Search Engine Optimization, là một kỹ thuật đặc biệt giúp website đạt thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm (nhất là Google), để tăng lưu lượng truy cập (traffic) thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.

seo là gì

a. Chuẩn SEO là gì?

Chuẩn SEO là khi nội dung, cấu trúc Website hay bài viết thân thiện với bộ máy tìm kiếm Google

Một lần nữa, Content chuẩn SEO khác với Content thông thường, những nội dung bên trong bài viết không chỉ hướng đến người đọc mà còn phải đáp ứng những tiêu chí SEO để bộ máy tìm kiếm đánh giá cao và dễ dàng lên top hơn.

Dĩ nhiên, một khi bài viết chuẩn SEO, khoảng cách từ khách hàng với doanh nghiệp sẽ được rút ngắn.

b. Bài viết chuẩn SEO là gì?

Bài viết chuẩn SEO là dạng bài viết kết hợp 3 tiêu chí:

– Một là nội dung

– Hai là người đọc

– Ba là google( hoặc các công cụ tìm kiếm khác)

Để cuối cùng, kết quả gặt hái được là thúc đẩy thứ hạng của website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Kéo về lượng lớn truy cập traffic cho trang web.

3. Cách viết bài chuẩn SEO mới nhất 2021

Khi bắt đầu tiếp xúc về SEO và content, tôi đã luôn nghe về việc “thêm từ khóa vào nội dung” và phân bổ chúng rải rác ra sao. Phương pháp đó vẫn đúng nhưng lại không ngừng cải tiến. SEO ngày nay không còn đơn thuần dùng cụm/từ khóa một vài lần trên mỗi đoạn.

Hiện nay, để xếp hạng các từ khóa cạnh tranh, bạn cần sử dụng các chiến lược viết Content SEO nâng cao hơn.

Và đó chính xác là những gì mà tôi sẽ trình bày tường tận trong chương này.

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa/ chủ đề cho bài viết

1.1. Nghiên cứu chủ đề bài viết

Nghiên cứu từ khóa đóng vai trò tiên quyết để cho ra đời một bài viết đạt chuẩn SEO.

Nếu bạn muốn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, dù có muốn làm gì đi nữa, bước đầu tiên là phải thực hiện cuộc nghiên cứu này.

Nghiên cứu kỹ chủ đề trước khi viết bài SEO

nghiên cứu chủ đề

Khi tiến hành nghiên cứu chủ đề Topic, bạn cần đặt vào vị trí của độc giả để có cái nhìn tổng quát nhất. Từ đó biết được những vấn đề họ gặp phải, những câu hỏi cần giải đáp,…và giúp họ gỡ rối thông qua bài viết của bạn.

Chiến lược xếp hạng cho mỗi từ khóa với từng trang, từng bài viết độc lập đã không còn hợp thời nữa. Google liên tục cập nhật và trở nên thông minh hơn. Và chứng minh thẩm quyền của nội dung theo cụm chủ đề (Topic cluster) đang là xu hướng mới trong ngành sản xuất nội dung.

Topic Cluster trong SEO và Chiến lược nội dung có ý nghĩa quan trọng. Xây dựng nội dung, bài viết theo Cụm chủ đề giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác biết rằng trang Pillar là một nguồn tài nguyên có thẩm quyền, có sự liên kết thống nhất trong website. Đây là một điểm cộng lớn trong đánh giá website chất lượng. Góp phần thúc đẩy thứ hạng trang web.

Những điểm cần lưu ý khi nghiên cứu về chủ đề

– Xác định các nguồn tin cậy đang xếp hạng cao về chủ đề sẽ làm

– Đọc tham khảo 3-5 bài top Google đã viết về chủ đề đó

– Đọc thêm 2-3 bài viết nước ngoài cùng chủ đề

– Phác thảo cấu trúc bài viết dựa trên các heading bằng cách thu thập từ các nguồn cạnh tranh cùng chủ đề

– Chuẩn bị hình ảnh, video tương thích với chủ đề

1.2. Nghiên cứu hiểu mục đích của người dùng với chủ đề bạn sẽ viết

Cần xác định được mục đích của độc giả (INTENT) và tạo Content đáp ứng điều đó

Triển khai nội dung bài viết tốt cần hiểu rõ nhu cầu, mục đích của người tìm kiếm để tạo những content thích hợp thỏa mãn được nhu cầu ấy. Tức là giúp họ tìm thấy câu trả lời, nhận được giải pháp để giải quyết vấn đề cần gỡ rối trong đời sống và sản xuất.

Bạn sẽ phải tự trả lời các câu hỏi sau:

– Người tìm kiếm là ai, mục đích lớn nhất của họ khi tìm đến công cụ tìm kiếm là gì?

– Tại sao họ tìm kiếm điều này? Họ đang tìm lời giải cho những câu hỏi nào?

– Người dùng mong muốn nhận được cái gì?

– Nếu chúng ta đã biết họ muốn và cần gì, vậy thì chúng ta sẽ phải có những gì để đáp ứng?

– Có thể có bất kỳ khác biệt lớn nào khác so với những bài viết chủ đề đã được khai thác trước đó?

nghiên cứu từ khóa và mục đích người dùng

1.3. Nghiên cứu từ khóa cho bài viết

Lên danh sách bộ từ khóa bằng những công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, hoặc Ahrefs, sẽ giúp bạn lựa chọn từ khóa mục tiêu (target keyword) mà người dùng đang tìm kiếm liên quan tới chủ đề bài viết trên các công cụ tìm kiếm. Từ đó xác định được từ khóa cho bài viết phù hợp nhất.

Mục đích cuối cùng của giai đoạn này là đưa ra được danh sách cụm từ khóa tiềm năng về chủ đề bạn sẽ viết. Từ đó sử dụng và phân bổ nó hợp lý vào trong bài viết chuẩn SEO.

Một lưu ý nhỏ là từ khóa dài sẽ ít cạnh tranh hơn, dễ tối ưu content hơn so với từ khóa ngắn.

Bước 2: Tiến hành phác thảo bài viết chuẩn SEO

Suốt quá trình thực hiện bài viết, nếu không có outline làm chỗ dựa, bạn sẽ rất dễ lạc đề và khiến bài viết không đủ chất lượng như người dùng Internet mong đợi.

Để tránh lan man và thời gian dành cho việc việc content được rút ngắn. Trước hết, bạn nên phác thảo và gạch đầu mục cho những gì mình sẽ viết.

Tạo bản Outline cho bài viết

Dưới đây là gợi ý outline hỗ trợ bạn lên ý tưởng và bám sát chủ đề đã đặt ra trước đó:

– Viết ra tiêu đề, hoặc câu hỏi, vấn đề mà bạn đang đi tìm đáp án hoặc lời giải thích.

– Viết ra đối tượng/ khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến

– Từ insight của khách hàng, hãy viết ra những câu hỏi mà chính họ đang tự hỏi.

– Trình bày cách bạn sẽ dẫn dắt cuộc trò chuyện thông qua những luận điểm / lập luận / giải pháp của bạn.

– Từ những luận điểm lớn, chia nhỏ ra thành từng điểm phụ.

– Xem qua từng điểm phụ, tìm hiểu xem bạn đã hiểu bao nhiêu phần về vấn đề ấy. Và cần bổ sung những thiếu sót nào.

– Dựa vào đó, tiến hành nghiên cứu để điền thông tin đầy đủ, lấp đầy các luận điểm, luận cứ của bài viết.

Bản phác thảo có thể được chỉnh sửa nhiều lần. Cần nhớ rằng, outline đưa ra và bài viết cuối cùng không phải viết cho bạn hay bản thân doanh nghiệp, mà bài viết chuẩn SEO dành cho người truy cập tìm kiếm.

Tiêu đề

tiêu đề bài viết

Đây là tiêu đề của bài viết

Dựa trên cấu trúc bài viết, một tiêu đề hay là thứ đầu tiên cần có.

Thông thường, tiêu đề bài viết đạt chuẩn của SEO thường dưới 70 ký tự, chứa từ khóa chính. Từ khóa nên nằm phía bên trái của tiêu đề.

Làm nổi bật từ khóa trong tiêu đề sẽ giúp người đọc hình dung bài viết sẽ xoay quanh chủ đề gì. Đồng thời hỗ trợ Google crawl – thu thập dữ liệu trên website và nhận dạng dữ liệu nhanh hơn.

Chú ý tới độ dài từ khóa vì nếu viết quá ngắn sẽ không diễn đạt đủ ý, thiếu hấp dẫn. Ngược lại, nếu quá dài cũng không thể hiển thị đầy đủ trên trang kết quả tìm kiếm.

Hiện nay chưa có một con số chính xác về độ dài tiêu đề bài viết. Vì bộ máy Google tính theo độ rộng tối đa là 600 Pixel. Nên khoảng an toàn nhất hãy từ 60-65 ký tự.

Mở bài

Sau tiêu đề thì mở bài cũng góp phần níu chân người dùng ở lại lâu hơn trên trang web. Bởi vì nó còn ảnh hưởng đến tỷ lệ Boune Rate – thước đo đánh giá website hiệu quả

Vì vậy ngay từ đoạn đầu tiên (thường dưới 155 từ), cần đi thẳng vào vấn đề mà người dùng quan tâm, cũng như đánh vào tâm lý của họ với lời hứa hẹn, giải pháp hợp lý.

Đừng quên chèn từ khóa chính vào 100 từ đầu tiên theo cách thật tự nhiên để bài viết được chuẩn SEO hơn.

Phác thảo thân bài

Nếu như phần mở bài là lời mời gọi đầy hấp dẫn, thì tại thân bài, là nơi người dùng hưởng cảm xúc hài lòng sung sướng. Nghĩa là tổng hợp những thông tin, biện pháp, lời giải cho những vấn đề mà họ đang gặp phải.

Bố cục thân bài trình bày rõ ràng, có chia thành từng mục nhỏ xoay quanh chủ đề chính của bài viết. Xen vào đó là những từ/ cụm tụ khóa chính hoặc phụ. Cụ thể như sau:

– Những thông tin trong bài viết nên đầy đủ, chính xác, có chiều sâu, trọng tâm chính là chủ đề của bài viết. Từ outline đã chuẩn bị sẵn, thực hiện cách viết theo dàn ý ấy.

– Để giúp content trực quan hơn, bạn có thể xen kẽ chữ viết với hình ảnh, Video, Infographic, CTA,…

– Không nên có nhiều đoạn văn quá dài, mà ngắt nhỏ thành 2-3 câu để người đọc dễ theo dõi và không cảm thấy hoa mắt mà dừng đọc.

– Từ tập hợp từ khóa chính và phụ có sẵn, phân bố từ khóa tự nhiên xuyên suốt bài viết với mật độ từ 1-3%. Ví dụ bài viết 500 từ thì chứa 5 từ khóa, lần lượt nằm ở mở bài, H1, H2, body text và kết bài.

Kết bài

Phần kết bài viết chuẩn SEO chủ yếu là tổng kết lại nội dung và nhấn mạnh tầm quan trọng của bài viết. Độ dài khoảng từ 80 – 150 từ.

Hãy tận dụng đoạn kết này để nhắc/ quảng bá thương hiệu của mình nhằm kêu gọi khách hàng hành động. Đừng quên chèn từ khóa trong phần này bạn nhé!

kết bài

Bước 3: Tối ưu bài viết chuẩn SEO

Tối ưu URL/Slug

Slug là một phần của URL và tồn tại duy nhất trên website của bạn. Với nhiều trang web được tạo bằng WordPress, thì phần slug sẽ được tự động tạo ra dựa trên thiết lập trong phần cấu hình tạo đường dẫn Permalinks. Hãy chú ý đến điều này, vì một khi bạn tải bài viết lên web, phần slug đã cố định. Nếu muốn thay đổi, có thể gây ảnh hưởng đến thứ hạng của website

Trước hết, tiêu chí tạo Slug là cả người đọc và Google đều hiểu được:

– URL chứa cụm từ khóa chính (từ từ khóa có lượng search cao nhất)

– Không quá dài nhưng cũng không quá ngắn (tuy nhiên cần giữ đúng nghĩa, dễ đọc, dễ nhớ)

– Nếu muốn thay đổi URL: áp dụng 301 Redirect URL cũ sang URL mới

Cách tối ưu Subheading (H2, H3, H4 …)

– Khi viết bài SEO, điều chỉnh và chọn lựa Subheading để làm rõ nghĩa và bố cục cho bài viết.

– Các thẻ H2 sẽ bổ trợ cho H1, H3 liên quan H2, H4 Support cho H3 và tương tự các H sau.

– Làm nổi bật các Subheading (in đậm, đổi màu,…) và chèn LSI keyword vào các Subheading

– Đoạn văn trong Subheading nhỏ không nên chứa quá 300 chữ.

– Nếu đã dùng đến H2 thì phải có ít nhất 2 H2, tương tự với H3, H4 để có tính logic

Tối ưu Meta Description

– Thẻ Meta Description là đoạn văn bản ngắn nhưng cần súc tích và mang tính kích thích, thu hút người dùng nhấp vào.

– Số ký tự tối đa của thẻ meta là 120 ký tự để phù hợp với giao diện Desktop và tối ưu trên cả thiết bị di động.

– Chứa từ khóa chính nằm bên trái của đoạn.

– Tuyệt đối không nhồi nhét nhiều từ khóa vào phần đoạn mô tả này.

thẻ meta

Ví dụ về các thẻ meta khi tìm kiếm từ khóa “dịch vụ seo”

Hướng dẫn tối ưu hình ảnh

Rõ ràng một bài viết chỉ chứa câu chữ suông chẳng thể làm người đọc hứng thú. Vì thế mà cách viết bài chuẩn SEO thiếu đi hình ảnh là thiếu sót lớn. Khi mà hình ảnh đang dần trở thành xu hướng tìm kiếm mới trong thời gian gần đây.

Một hình ảnh phù hợp với SEO cần đạt các tiêu chí như sau:

–  Đặt tên có chứa keyword không dấu rồi chèn vào website thông qua WordPress hoặc các nền tảng khác.

– Hình ảnh sắc nét, dễ nhìn và phù hợp với nội dung mà nó thể hiện.

– Đuôi ảnh có thể là .jpg, .png hoặc .gift

– Bắt buộc có thẻ Alt trong hình ảnh với từ khóa hoặc cụm từ khóa liên quan

Bước 4: Cách chèn Keyword trong bài viết chuẩn SEO

Bạn không thể kiểm tra mức độ tối ưu của từ khóa nếu không có sự trợ giúp của công cụ SEO. Với những tính năng có sẵn, bạn sẽ biết được:

– Cách phân bổ Keyword cho toàn bài viết một cách tự nhiên nhất dựa trên danh sách từ khóa đã có trước đó.

– Tần suất Keyword chính cần SEO nhiều hơn so với các Keyword còn lại (chèn tầm 5 – 6 lần).

– Bôi đen toàn bộ từ khóa trong phần mở đầu và kết bài, in đậm làm nổi bật một vài từ khóa phụ nếu cần

– Mật độ từ khóa tầm 1-3% là hợp lý với một bài viết

– Cách kiểm tra: công cụ SEOquake hay Yoast SEO được tích hợp trong WordPress hỗ trợ viết bài đạt chuẩn SEO

Bước 5: Tối ưu Internal Link và External Link

Tìm hiểu Internal Link và External Link trong quá trình thực hiện Content SEO là việc mà SEOer nào cũng phải làm.

Internal Link là liên kết nội bộ trỏ từ trang web này sang trang khác trong cùng một website. Còn External Link lại là liên kết trỏ từ website của bạn ra đến website khác trên Internet toàn cầu. Cả Internal và External Link đều góp sức mạnh to lớn trong cách viết bài SEO hiệu quả:

– Liên kết đến các bài viết trong cùng một cụm Topic Cluster

– Sử dụng Anchor Text từ khóa chứa nội dung ở trong bài viết sẽ đặt link tới

Bước 6: Đăng tải bài viết và đo lường hiệu quả

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong quá trình viết bài chuẩn SEO.

– Đọc lại bài viết một lần nữa, kiểm tra lỗi chính tả, câu từ ngữ pháp.

– Chọn chế độ “Preview” để xem trước bài viết hiển thị trên web ra sao. Và chỉnh sửa lại đến khi ưng ý thì đăng tải.

– Chia sẻ bài viết trên nhiều kênh: Mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google My Business, Email và Submit trên Google Search Console để Google Bot nhanh chóng Index bài viết của bạn.

Sau khi hoàn thành việc đăng bài viết, vẫn chưa thể “gác kiếm” nghỉ ngơi, mà tiếp tục đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch SEO.

SEO Content hay SEO nói chung, suy cho cùng đều là vì mục tiêu về thứ hạng cao từ khóa và traffic tới website. Nên bạn cần phải xem mục tiêu của mình có đạt được hay không, chiến dịch SEO đã thành công hay chưa?

Check Ranking: Kiểm tra thứ hạng từ khóa

Cách đơn giản nhất để biết được bài viết của mình đang nằm ở thứ hạng bao nhiêu, đó là gõ từ khóa/ chủ đề mà bạn đã viết và xem trang web của bạn nằm ở đâu trên trang kết quả tìm kiếm Google.

Check Traffic: Sử dụng Google Analytics để theo dõi lưu lượng truy cập

Google Analytics là một công cụ hay ho miễn phí đến từ “anh lớn” Google. Google analytics sẽ cho bạn dữ liệu về lưu lượng truy cập qua từng mốc thời gian cụ thể.

Check Issues bugs: Thường xuyên Sử dụng Google Webmaster Tools để xem các lỗi của site

Bất cứ lúc nào cũng có lỗi xảy ra, nên để kịp thời phát hiện và khắc phục lỗi trong SEO, bạn cần có kế hoạch để tối ưu cải tiến cho vòng đời tiếp theo.

4. Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của Webo về cách viết bài chuẩn SEO thân thiện với người đọc và bộ máy thông minh Google. Hi vọng từ những hướng dẫn được trình bày như trên, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình lẫn cách thức lên một bài viết cho website của mình. Chúc trang web của bạn lên top mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh!

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x